Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chính xác cho các mẹ theo dõi

MeoCuaTui Mẹ Và Bé

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần bao gồm: chiều dài và cân năng của thai nhi từ tuần 1 đến tuần 40 chính xác nhất. Để các mẹ có thể yên tâm theo dõi sức khỏe của thai nhi chuẩn nhất.

Bảng cân nặng của thai nhi theo tuần:

bảng cân nặng thai nhi theo tuần

 

Bảng cân nặng thai nhi trên chỉ được tính theo mức trung bình, điều này có nghĩa là thai nhi có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với số liệu được ghi trong bản. Ngoài ra, chỉ số chiều dài của thai nhi được tính như sau: Từ tuần thứ 8 – 20, chiều dài của thai nhi được đo từ đầu đến mông thai nhi ( do chân thai nhi lúc này vẫn còn cuộn tròn cùng cơ thể cho nên rất khó để đo) và từ tuần 21 – 40 chiều dài của thai nhi được đo từ đầu cho đến chân.

Yếu tố ảnh hưởng cân nặng thai nhi
– Yếu tố di truyền, chủng tộc
– Sức khỏe của bà bầu: Mẹ bầu bị tiểu đường, béo phì thường có khả năng sinh con lớn, nặng cân hơn
– Vóc dáng của mẹ
– Mức tăng cân của mẹ: Nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân, thai nhi có thể thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu tăng cân quá nhiều, mẹ có nguy cơ sinh mổ do thai quá to.
– Thứ tự sinh con: Con thứ thường có xu hướng lớn hơn con đầu. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá sát nhau, bé thứ 2 cũng có thể bị nhẹ cân
– Số lượng thai trong bụng mẹ: Nếu mẹ mang đa thai, song thai, cân nặng của từng bé cũng có thể thấp hơn bình thường.

Thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai
Thai nhi có chiều dài đo được dài hơn so với mức bình thường khoảng 3 cm đồng nghĩa với việc bé cưng đang phát triển kích thước lớn hơn so với tuổi thai. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân.
Thai quá lớn có thể gây khó khăn cho mẹ trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Bản thân bé cũng có nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì, bệnh đường tiêu hóa, nguy cơ mắc bệnh ung thư…

Thai nhi phát triển kém so với tuổi thai
Nếu thai nhi có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3 cm, bác sĩ cũng sẽ thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân: Chức năng nhau thai có tốt, có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, dây rốn có vấn đề hay không, chế độ dinh dưỡng của mẹ có đảm bảo, các vấn đề ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ…
Xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách điều chỉnh phù hợp, chẳng hạn thay đổi chế độ dinh dưỡng hay cách thư giãn, nghĩ ngơi hợp lý. Ngoài nguy cơ suy dinh dưỡng, yếu ớt khi lớn lên, trọng lượng thai nhi quá nhỏ còn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, sức đề kháng kém, làm ảnh hưởng sự phát triển trí thông minh…

phát triển thai nhi

Cân nặng của mẹ ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi?

Ngoài bảng cân nặng thai nhi trên, mẹ cũng nên tham khảo mức tăng cân chuẩn cho bà bầu bởi người mẹ khỏe mạnh, tăng cân vừa đủ thì em bé mới phát triển tốt nhất được.

Thông thường, mức tăng cân bình thường của bà bầu được tính dựa vào chỉ số BMI – chỉ số khối cơ thể theo công thức:

BMI = trọng lượng/(chiều cao)2

Đối với các mẹ bầu có cân nặng, chiều cao trung bình (trước khi mang thai) – tức là chỉ số khối cơ thể (BMI) dao động trong khoảng 18,5 – 24,9 thì nên tăng khoảng 9 – 12kg trong cả thai kì và chia theo các giai đoạn như sau:

+ Thai kì đầu: 1,5 – 2kg (trong 3 tháng)

+ Thai kì giữa và cuối: 1 – 2kg/tháng.

– Đối với mẹ mang thai đôi, mức tăng cân có thể dao động từ 16 – 20kg.

– Đối với những mẹ bầu thừa cân thì mức tăng ít hơn, khoảng 1kg/thai kì thứ nhất và những tuần sau đó chỉ nên tăng khoảng 200 – 300g/tuần.

– Đối với mẹ bầu bị thiếu cân thì cần tăng khoảng 2,5kg/thai kì đầu và khoảng 500 – 600g/mỗi tuần sau đó.

Theo những chỉ số này, mẹ bầu nên ăn uống điều độ, đủ chất, tránh tăng cân quá nhiều/quá ít đều có thể gây ảnh hưởng không tốt tới bản thân và em bé trong bụng, điển hình là bệnh tiểu đường, sinh non, khó sinh do thai to, thai chậm phát triển,…

Để biết con có đang phát triển khỏe mạnh không, mẹ bầu nên đi thăm khám thường xuyên và nghe tư vấn của bác sĩ.