Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai giành cho các mẹ tương lai cần thiết nhất

MeoCuaTui Mẹ Và Bé

Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai cho phụ nữ cần thiết nhất :  giúp các chị em có một cơ thể khỏe mạnh trong quá trình mang thai của mình. Làm mẹ là thiên chức của các chị em phụ nữ, ngoài yếu tố tự nhiên thì các bạn cũng cần phải chuẩn bị tốt nhất giúp bạn mang thai luôn khỏe mạnh. Sau đây meocuatui.net sẽ chia sẻ với bạn thông tin chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai giúp các bạn hiểu hơn về quá trình chăm sóc cơ thể khi mang thai hiệu quả nhất giúp cả mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh, mời các chị em cùng tham khảo.

1. Chế độ dinh dưỡng :

Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng chỉ khi đã có thai thì mới nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất nhưng sự thật là, cần bắt đầu bổ sung dinh dưỡng ít nhất là từ 1 đến 3 tháng trước khi bạn có kế hoạch có con thì cơ thể mới đầy đủ những dưỡng chất tốt nhất giúp cho việc thụ thai dễ dàng hơn và khi mang thai, con bạn sẽ có điều kiện phát triển tốt. Bạn nên đảm bảo đủ các thành phầm chất dinh dưỡng, nạp đủ năng lượng cho cơ thể và thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên nạp vào các vi chất cần thiết qua thực phẩm hay các viên bổ sung chứa vitamin và khoáng chất cần thiết như các loại vitamin, sắt… và hạn chế tối đa cà phê, bia rượu, thuốc lá. Một trong những chất mà bạn cần bổ sung khi chuẩn bị mang thai là axit folic (vitamin thuộc nhóm B) giúp hạn chế khuyết tật ống thần kinh thai nhi tuy nhiên cần tư vấn với bác sĩ khi dùng tránh trường hợp bổ sung dư thừa cũng không tốt.

2. Chuẩn bị tâm lý : 

Chuẩn bị tâm lý thoải thái, sức khỏe ổn định để chào đón thành viên mới. Không nên lúc nào cũng suy nghĩ đến việc có thai hay cố gắng có thai từ đó tạo nên áp lực cho bản thân, điều này hoàn toàn không tốt vì ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của bạn, stress, căng thẳng có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng ở phụ nữ và chất lượng tinh trùng ở đàn ông. Sự thụ thai không thể là việc một sớm một chiều là được, đó đó nên sinh họat lành mạnh, vận động hợp lý, tinh thần thoải mái.

3. Vấn đề cân nặng : 

Kiểm tra trọng lượng của bạn trước khi mang thai vì nếu quá gầy hay thừa cân đều là những nguyên nhân gây khó thụ thai. Vì vậy bạn cần điều chỉnh cân nặng hợp lý trước khi quyết định có con, tuy nhiên cũng không nên vội vã giảm cân đột ngột hay áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt vì điều này làm cơ thể bạn không có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, điều này có hại cho sức khỏe của bạn và ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai. Thay vào đó, hãy điều chỉnh cân nặng một cách khoa học.

4. Thời điểm thụ thai :

Thời điểm thụ thai cao là vào những ngày rụng trứng nhưng điều quan trọng là bạn phải nắm được chu kỳ kinh nguyệt của mình để dự đoán đúng ngày rụng trứng. Thường trứng sẽ rụng khoảng 14 ngày trước khi một chu kỳ kinh tiếp theo xuất hiện. Vì trứng chỉ sống được từ 12 đến 24 tiếng sau khi rụng còn tinh trùng có thể sống đến 72 tiếng trong môi trường thích hợp nên thời điểm để khả năng thụ thai cao, các nhà khoa học khuyên nên quan hệ trước ngày dự kiến rụng trứng một hoặc hai ngày để khi trứng rụng đã có tinh trùng đợi sẵn đồng thời quan hệ trong ngày dự kiến rụng trứng thì khả năng thụ thai sẽ cao hơn. Bạn cũng có thể sử dụng que thử rụng trứng để dự đoán ngày này.

5. Nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ : 

Một thực tế là khả năng thụ thai của phụ nữ cũng tùy thuộc vào độ tuổi sinh sản. Thông thường tuổi càng lớn thì khả năng thụ thai sẽ càng giảm. Thông thường các bác sĩ khuyên nếu không áp dụng các biện pháp tránh thai nào mà sau một năm vẫn chưa có thai thì nên gặp bác sĩ để khám kiểm tra lại các chức năng sinh sản, kiểm tra ống dẫn trứng, buồng trứng…, nếu bạn đã lớn tuổi thì cần đến gặp bác sĩ sớm hơn thời gian nêu trên. Hiện nay có một số phương pháp hỗ trợ như bơm tinh trùng vào buồng trứng, dùng thuốc kích thích rụng trứng, hay thụ tinh nhân tạo…

6. Hạn chế sử dụng mỹ phẩm : 

Một số loại dược mỹ phẩm có tác dụng phụ làm đến buồng trứng hay chất lượng tinh trùng hoặc ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, đo đó nên tạm dừng việc sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn đang phải điều trị bệnh thì cần thông báo với bác sĩ về dự định có thai để bác sĩ tư vấn hoặc có những điều chỉnh về thuốc cho bạn sao cho không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và thai nhi.