Hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật ngay tại nhà

MeoCuaTui Mẹ Và Bé

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chúng ta luôn hết sức cẩn thận phòng tránh trường hợp có thể xảy đến với trẻ. Đặc biệt trong lúc trẻ chơi, trẻ ăn có thể bị hóc những dị vật bất ngờ vô cung nguy hiểm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần biết cách sơ cứu ngay lập tức để cứu tính mạng của trẻ. 

Nhận biết trẻ bị hóc, sặc

Dấu hiệu trẻ bị hóc, sặc rất dễ nhận biết. Khi trẻ đang ăn, uống, bú hoặc đang chơi đùa mà bỗng nhiên ho dữ dội, mặt mũi tái xanh, sặc sụa, người tím tái dần, chân tay cứng đờ, không khóc cũng không nói được, chỉ ú ớ thì nghĩa là con đang bị hóc, sặc thức ăn hoặc dị vật nào đó.

Những trường hợp hóc hay sặc cháo, sữa, bột, nước... mẹ sẽ thấy những chất lỏng này trào ra từ mũi hoặc miệng của trẻ. Trường hợp nặng hơn, dị vật rơi vào đường thở có thể gây ngừng thở và tử vong ngay lúc đó.

Nguyên tắc chung khi gặp tình huống hóc dị vật đường thở ở trẻ

Ngay khi phát hiện trẻ có biểu hiện hóc, sặc cần thật bình tĩnh để nhận định xem trẻ bị hóc thứ gì và dị vật có rơi vào đường thở hay không. Nếu thấy con có biểu hiện khó thở, nghi ngờ hóc dị vật đường thở phải tiến hành sơ cứu ngay lập tức, tránh để trẻ nghẹn thở lâu có thể gây suy tim và tử vong nhanh chóng.

Nếu thấy con có thể nói được, khóc được thì dị vật chưa rơi vào đường thở, cần ngay lập tức đưa tới bệnh viện để bác sĩ gắp dị vật ra.

Khi trẻ bị hóc dị vật, tuyệt đối không được dùng tay hay bất kỳ dụng cụ gì để móc họng trẻ, bởi có thể khiến dị vật càng chui sâu vào trong, hoặc gây trầy xước, chân thương vùng hầu họng của trẻ.

Cách sơ cứu để đẩy dị vật ra khỏi cơ thể trẻ

sơ cứu trẻ bị hóc dị vật hình 1

                    Với trẻ 2 tuổi dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực

                        ( thực hiện 5 - 6 lần cho dị vật văng ra ngoài) 

Ngay khi phát hiện trẻ có những biểu hiện hóc dị vật đường thở, cần sơ cứu ngay lập tức. Bởi nếu dị vật không được lấy ra, trẻ sẽ ngừng thở và dẫn tới tử vong.

Với trẻ dưới 2 tuổi, cần sơ cứ bằng phương pháp vỗ lưng ấn ngực

- Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái và giữ chặt đầu và cổ bằng bàn tay trái. Dùng gót tay phải vỗ năm cái thật mạnh vào lưng trẻ ở giữa khoảng hai bả vai. Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu thấy trẻ còn khó thở, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh năm cái ở vùng nửa dưới xương ức hoặc dưới đường nối hai vú một khoát ngón tay.

- Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực (khoảng 5 - 6 lần) cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.

Với trẻ lớn dùng thủ thuật Heimlich:

trẻ lớn hình 2

- Nếu trẻ còn tỉnh: đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng, nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức phía trên rốn. Ấn năm cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh.

- Có thể lặp lại 6 - 10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.

Nếu việc sơ cứu tống xuất dị vật khỏi đường thở không đạt kết quả, phụ huynh phải tìm cách đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện gần nhất để soi gắp dị vật.