Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em

MeoCuaTui Sức Khoẻ

Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu là gì? Hãy cùng meocuatui.net tìm hiểu và khám phá nhé, vì bệnh thủy đậu tuy lành tính nhưng lại có biến chứng rất khó lường nếu điều trị sai phương pháp.

1/ Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ là những bệnh ngoài da thường gặp ở người lớn và trẻ em. Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, phải qua thời gian khoảng 10-20 ngày (gọi là thời kỳ ủ bệnh) người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng của một người nhiễm siêu vi (sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn…). Bệnh rất truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thủy đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm (ví dụ, khi một người bị nhiễm trái rạ hắt hơi nhảy mũi hoặc ho). Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.

Bệnh phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Bệnh thủy đậu có thể lây từ 1-2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy (thông thường trong vòng 5 ngày từ khi những vết phồng nổi lên). Những người nào có hệ miễn dịch bị suy yếu mà bị trái rạ thì có thể phải mất một thời gian lâu hơn để những mụn thủy đậu của họ đóng vảy. Khoảng 90% những người nào chưa từng bị thủy đậu trong gia đình sẽ mắc bệnh, nếu tiếp xúc với một người thân bị nhiễm bệnh.

2/ Nguyên nhân bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hầu hết là ở trẻ em vào mùa đông xuân.

Bệnh do một loại siêu virus có tên Varicella-zoster gây ra. Loại virus này có acid nhân là AND, kích thước của chúng khoảng từ 150 – 200mm. Varicella-zoster gây ra bệnh thủy đậu và bệnh zona thần kinh (thường gặp ở người lớn).

Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người khác có nguồn bệnh (nói chuyện, ho hoặc hắt hơi). Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Một số trẻ có thể lây bệnh nếu tiếp xúc với người lớn bị zona thần kinh.

Bệnh lây lan rất nhanh và nặng hơn ở trẻ dưới 5 tuổi và người cao tuổi. Đặc biệt nếu phụ nữ mắc bệnh trong 3 tháng đầu mang thai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu tạo và sức khỏe của thai nhi.

3/ Triệu chứng bệnh thủy đậu

Kể từ khi bạn bị nhiễm virus gây bệnh thủy đậu do tiếp xúc với người bị thủy đậu, sống chung môi trường với người bị thủy đậu mà hệ miễn dịch bị tổn thương cho đến khi bệnh bắt đầu có triệu chứng biểu hiện trên cơ thể trung bình là 14 ngày, có người bị sớm hơn (10-12 ngày) và có người trên 20 ngày mới bị phát bệnh.

Khi bệnh thủy đậu mới phát sinh, trên cơ thể bạn sẽ nổi những mụn nước có màu hồng nhạt ở các bộ phận như mặt, chân, tay, và nhanh chóng lan ra trên toàn thân trong vòng 24 giờ. Người bệnh có thể bị từ vài nốt mụn đến hơn 500 mụn nước trên cơ thể tùy theo bị nhiễm bệnh nặng nhẹ và cơ địa, sức đề kháng từng người khác nhau.

Mụn nước do bệnh thủy đậu gây nên có kích thước nhỏ, bên trong có dịch nước, tuy nhiên nếu bạn bị nhiễm nặng thì kích thước của mụn nước có thể lớn hơn thậm chí có màu đục do chứa mủ bên trong.

Nếu là trẻ em bị nhiễm bệnh, bé có thể kèm theo triệu chứng sốt nhẹ từ 37-38 độ C, biếng ăn, cơ thể bé khó chịu nên hay “chướng tính”, hay khóc, ho ít, nước mũi loãng trong.

Nếu là người lớn bị nhiễm bệnh, thường kèm theo triệu chứng sốt cao có thể trên 40 độ C, đau đầu, đau họng, các cơ đau nhức, toàn thân mệt mỏi, rã rời, buồn nôn và nôn nhiều.

bệnh thủy đậu

Ở những vùng bị nổi mụn nước bạn có cảm giác nóng ran, ngứa rất nhiều, nếu bạn càng gãi, mụn nước bị vỡ ra thì bệnh càng nặng và nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng càng nghiêm trọng hơn.