Trẻ đau đầu không sốt, cha mẹ chớ chủ quan!

MeoCuaTui Mẹ Và Bé

Không phải ba mẹ nào cũng hiểu rõ về biểu hiện trẻ đau đầu không sốt để có thể chữa trị đúng cách cho con. Hãy cùng tìm hiểu các loại đau đầu, nguyên nhân cũng như cách chữa trị qua bài viết này.

Hiện tượng trẻ đau đầu không sốt đã không còn xa lạ với các bậc làm ba mẹ, tuy vậy nó ẩn chứa những mầm bệnh nguy hiểm khiến ta không ngờ kịp. Vì vậy đừng lơ là mà hãy cẩn trọng trong việc chữa trị cho con ba mẹ nhé.

Các loại đau đầu thường gặp ở trẻ em

Theo thống kê từ các bác sĩ, số lượng trẻ em đau đầu ngày càng gia tăng. Có 3 dạng đau đầu thường gặp ở trẻ em: đau đầu chính, đau đầu phụ và đau đầu cụm. Ba mẹ cần phân biệt rõ các loại đau đầu này để có biện pháp trị bệnh hiệu quả.

Đau đầu chính

Khi trẻ kêu đau đầu nhưng không sốt thì rất có thể trẻ đang bị đau đầu chính. Đây là dạng phổ biến nhất, thường là đau nửa đầu và đau căng đầu. Trẻ em thường xuyên bị đau căng đầu, cảm giác đau dữ dội ở vùng trán, hai bên đầu hay phía sau đầu. Cơn đau đầu có thể đến đột ngột và kéo dài hàng giờ liên tục, gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập và sinh hoạt của trẻ.

Đau đầu phụ

Không giống với đau đầu chính, đau đầu phụ xuất hiện do một căn bệnh cụ thể nào đó gây nên.

Trẻ em bị đau đầu không sốt có thể do các bệnh sau đây:

Trẻ em có các vấn đề liên quan đến xoang

Trẻ em có bệnh lý về mắt

Trẻ em bị viêm hô hấp

Trẻ em bị nhiễm trùng

Trong trường hợp này, ba mẹ cần nhanh chóng nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ để trị chứng đau đầu cho con.

tre dau dau khong sot 2

Trẻ em bị đau đầu không sốt có thể do các bệnh lý khác gây nên - Ảnh minh họa: Internet

Đau đầu cụm

Những cơn đau đầu cụm sẽ xuất hiện đầu tiên ở vùng mắt, rồi từ từ lan ra nửa mặt, nửa đầu và nửa cổ. Thường xảy ra ở trẻ em 10 tuổi trở lên. Hiện tượng đau đầu cụm thường kéo dài từ vài tuần đến một tháng, đau rất dữ dội và với cường độ mạnh, kèm theo là các triệu chứng mắt lồi, sụp mí mắt, đỏ mặt,... ở trẻ.

Nguyên nhân gây nên đau đầu ở trẻ em

Đau đầu là biểu hiện thường xuyên ở trẻ em và do rất nhiều lý do gây nên. Để biết chính xác nguyên nhân đau đầu của trẻ em, ba mẹ cần quan tâm theo dõi kỹ các biểu hiện bệnh của con.

Trẻ đau đầu và buồn nôn thì có nguy cơ cao bị sốt, cảm lạnh. Nên chú ý hạ sốt ngay lập tức, càng nhanh càng tốt để giảm tình trạng đau đầu.

Trẻ đau đầu buồn nôn không sốt và lạnh người thì khả năng cao là đã bị ngộ độc thực phẩm hoặc có vấn đề về đường tiêu hóa. Lúc này sẽ đi kèm các biểu hiện trẻ đi tiêu, đau bụng và chán ăn.

Trẻ đau đầu nhiều do căng thẳng, stress, bị ảnh hưởng tâm lý.

Trẻ bị viêm xoang, viêm đường hô hấp hay các bệnh lý liên quan đến mắt.

Trẻ đau đầu không sốt do cơn đau migraine - là một loại bệnh lý có tính di truyền trong gia đình. Biểu hiện là trẻ bị đau nhói ở một bên đầu, da xanh xao, tái nhợt, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi. Cơn đau migraine thường xuất hiện khi trẻ trong độ tuổi từ 5 -8 tuổi.

tre dau dau khong sot 3

Hãy nhờ đến bác sỹ nếu con bị đau đầu kéo dài - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, còn các nguyên nhân nguy hiểm khó phát hiện gây nên tình trạng đau đầu ở trẻ như: viêm màng não, u não, nhiễm độc chì...Phát hiện càng sớm sẽ giúp giảm thiểu các di chứng của bệnh ở trẻ.

Nếu tình trạng bệnh kéo dài, ba mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ chữa trị kịp thời cho con.

tre dau dau khong sot 4

Biểu hiện trẻ đau đầu buồn nôn nhưng không sốt cũng rất nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Cách chữa đau đầu cho trẻ em tại nhà

Dưới đây là một vài cách giúp cơn đau đầu của trẻ được giảm nhanh tại nhà mà ba mẹ có thể áp dụng:

  • Massage đầu nhẹ nhàng cho con.
  • Chườm đá lên trán giúp giảm đau đầu hiệu quả.
  • Cho trẻ hít dầu oải hương hoặc dầu bạch đàn để giảm đau đầu.
  • Cho trẻ uống các loại thuốc giảm đau đầu không kê đơn như Paracetamol hay Ibuprofen.

Cách tốt nhất vẫn là nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ nếu tình trạng đau đầu vẫn tiếp diễn ba mẹ nhé.

Phòng ngừa đau đầu cho trẻ em

Chứng đau đầu ở trẻ em có thể được đẩy lùi nếu lưu ý những điều sau trong sinh hoạt hằng ngày.

  • Ba mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng cho con, khuyến khích ăn các loại rau củ tươi xanh, trái cây, tránh xa các thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Hãy luôn để con trong tâm thế thoải mái, tránh căng thẳng hay mệt mỏi quá mức.
  • Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc nhiều với cây cối, gần gũi với thiên nhiên trong lành.

tre dau dau khong sot 5

Thiên nhiên trong lành giúp trẻ giảm đau đầu - Ảnh minh họa: Internet

  • Khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe thường xuyên.
  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày giúp ít rất nhiều cho việc phòng ngừa bệnh đau đầu.
  • Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Tránh để bé tiếp xúc với môi trường quá ồn, âm thanh quá lớn hay ánh sáng quá chói.

tre dau dau khong sot 6

Ngủ đủ giấc giúp trẻ giảm đau đầu - Ảnh minh họa: Internet

Chỉ với những điều đơn giản phía trên, chứng đau đầu của trẻ sẽ thuyên giảm rõ rệt mà chẳng cần đến thuốc. 

Ba mẹ chớ chủ quan với các trường hợp trẻ đau đầu không sốt. Hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân và có các biện pháp chữa trị hiệu quả nhất. Mong rằng bài viết đã cung cấp các thông tin bổ ích cho ba mẹ.