9 Cách dạy con biết nghe lời cực hay

MeoCuaTui Mẹ Và Bé

9 Cách dạy con biết nghe lời

Cách dạy con biết nghe lời như thế nào – Nếu bạn nghĩ rằng trẻ 2 tuổi không hiểu lời bạn nói, bạn hoàn toàn sai lầm.

Hầu hết trẻ bắt đầu không vâng lời khi được khoảng 2 tuổi, đây là thời điểm trẻ bắt đầu nhanh nhẹn khám phá mọi thứ một cách độc lập và phát triển bản thân và rất thông minh. Ở độ tuổi này, sự không vâng lời của một đứa trẻ là cách để chúng giao tiếp.

Nói cách khác, trẻ nhận ra rằng những mong muốn của cha mẹ không phải luôn luôn phù hợp với chúng và chúng có sở thích riêng của mình. Hành vi thường gặp trong giai đoạn này là thường xuyên sử dụng các từ “không”, tuyên bố sự sở hữu “của con”, ăn uống cầu kỳ, thể hiện sự giận dữ khi không được đáp ứng nhu cầu.

Dạy con ngoan và tự lập ở độ tuổi này, trẻ có thể phân biệt đúng sai, những gì được phép và những gì không được phép. Tuy nhiên, bạn có biết rằng bằng cách biểu hiện của thái độ, tiếng nói, đôi mắt … bạn có thể khiến trẻ vâng lời mà không cần phải quát mắng.

1. Nói chuyện nghiêm túc với con sẽ tốt hơn là la hét

Nếu con nhìn thấy sự tức giận của bạn thì bạn đã thất bại. Bởi vì khi trẻ sợ hãi, chúng có thể trở nên bướng bỉnh và cứng đầu.

Thay vì thể hiện sự tức giận, bạn nên nói chuyện với con một cách nghiêm túc để con thấy rằng việc làm của con là không tốt và không quên chỉ cho con thấy kết quả của những điều xấu.

Tất nhiên trẻ có thể không hiểu được những điều mà cha mẹ mong đợi nhưng không thể vì lý do đó mà bạn bỏ qua việc giải thích cho trẻ về những hành động của mình. Nói chuyện với trẻ một cách nghiêm khắc và thể hiện thái độ giúp trẻ có thể ít nhất cảm thấy có lỗi và xin lỗi.

Thể hiện sự tức giận với con sẽ làm cho bạn thất bại trong việc đạt được sự tôn trọng của con.

gia đình và đời sống

2. Sử dụng đôi mắt để nói chuyện với con

Bạn có thể sử dụng đôi mắt để giao tiếp với trẻ, đôi mắt nghiêm nghị là một vũ khí rất hiệu quả. Khi nói chuyện với trẻ về những sai lầm của chúng, bạn nên nhìn vào mắt và bắt đầu nói chuyện. Đôi mắt của bạn sẽ giúp trẻ tập trung, cảm thấy tính nghiêm trọng của vấn đề và lắng nghe lời bạn nói.

Bạn không nên nhìn con với đôi mắt giận dữ vì trẻ có thể thấy được điều đó từ đôi mắt của bạn.

3. Hành động dứt khoát

Đôi khi, bạn nên gửi cho con thông điệp nghiêm trọng. Các thông điệp đòi hỏi sức mạnh của lời nói và hành động. Ví dụ nếu bạn nói với trẻ phải đi ngủ, bạn nên đưa trẻ vào phòng ngủ và tắt đèn. Con bạn sẽ hiểu rằng đó là thời gian ngủ và không có gì có thể thay đổi tình hình và làm theo lời nói của bạn.

4. Cung cấp cho con những hướng dẫn cụ thể

Khi bạn muốn con cất gọn gàng đồ chơi sau khi chơi xong, bạn nên hướng dẫn con một cách cụ thể. Nếu bạn muốn một đứa trẻ 2 tuổi hiểu và lắng nghe lời nói của bạn, bạn cần phải hướng dẫn chúng vì bản thân chúng chưa thể tự nhận thức được tất cả mọi việc mà cần phải học hỏi rất nhiều.

5. Đừng đòi hỏi quá nhiều ở con

Nếu bạn hỏi con của bạn làm cho bạn một cái gì đó nhưng trẻ không phản ứng với nó, bạn nên nhắc nhở con một lần. Nếu bạn nhắc nhở nhiều lần, trẻ sẽ hiểu lầm rằng bạn đang tức giận và có xu hướng tránh xa bạn.

Khi bạn nói chuyện với trẻ, khả năng của bạn để kiểm soát sự tức giận sẽ giảm nếu trẻ không lắng nghe bạn nên bạn không cần quá căng thẳng và đòi hỏi ở trẻ quá nhiều.

6. Hãy gần gũi và nói chuyện với con

Đừng cao giọng hay quát mắng khi con làm việc không đúng, thay vào đó, bạn hãy đến gần và nói chuyện nhẹ nhàng với con. Thảo luận những vấn để nhỏ nhỏ trước khi vào thẳng vấn đề chính.

gia đình và đời sống 2

7. Đưa ra sự lựa chọn cho con

Đưa ra sự lựa chọn là một trong những cách để kiểm soát trẻ theo các điều khoản của bạn. Thay vì nói “Con cần phải mặc quần áo bây giờ”, bạn hãy thử nói “Con muốn mặc quần hay áo trước?”

8. Hãy nói với con bằng sự chân thành

Bạn nên sử dụng các cụm từ như “Mẹ cần con làm việc này giúp mẹ” thay vì “Con cần phải làm việc này” để tránh việc con phản ứng bằng cách nói “Không”

9. Đưa ra nguyên tắc cho con

Bạn nên cho con biết kết quả tích cực hoặc tiêu cực sau mỗi hành động. Ví dụ, “Đầu tiên con mặc quần áo, sau đó con có thể chơi với búp bê” hoặc “Nếu con đặt đồ chơi trong miệng một lần nữa, mẹ sẽ mang nó đi”. Bạn cần thực hiện theo các nguyên tắc nếu trẻ không vâng lời. Nếu con vâng lời, bạn cần đưa ra lời khen như “Con làm rất tốt. Mẹ rất cảm ơn con!” để khích lệ trẻ.

Hành vi phản kháng một đứa trẻ có thể khó khăn để nắm bắt ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, phản ứng gay gắt hoặc những lời chỉ trích của bạn chỉ làm cho hành vi tồi tệ hơn và có khả năng gây tổn hại lòng tự trọng của trẻ. Thay vào đó, bạn hãy giữ bình tĩnh và ghi nhớ rằng không vâng lời là một biểu hiện hoàn toàn bình thường (và quan trọng) của sự phát triển ở trẻ.