Chơi trò này mỗi ngày, ba mẹ đã góp phần giúp con thông minh hơn

MeoCuaTui Mẹ Và Bé

Hãy quên đi hiệu ứng Mozart hay Baby Einstein giúp trẻ thông minh hơn đi, cũng đừng băn khoăn khi cậu con trai ba tuổi của bạn đến giờ vẫn không chịu đi học đàn. Chìa khóa để mở cánh cửa thông minh và hạnh phúc cho con nằm ở âm nhạc, nhưng đừng nghĩ rằng dùng ví tiền của mình cho con đi học ở những nơi chất lượng hay mua đĩa nhạc Mozart cho con nghe thì con mới thông minh nhé.

Thay vào đó, hãy thử cùng với con làm mới những ca khúc quen thuộc, ngay khi con chỉ mới chập chững biết đi, đó là lời khuyên của Tiến sĩ Liam Viney, đồng thời cũng là nghệ sĩ piano, giảng viên khoa Âm nhạc của Đại học Queensland, Úc.

be thong minh

Một nghiên cứu cho thấy rằng trẻ càng tiếp xúc sớm với âm nhạc sẽ cực kì có lợi. Và điều quan trọng hơn, thú vị hơn cách tiếp cận với âm nhạc không cần phải là nghe những ca khúc quá cao siêu hay đi học đàn gì đâu, chỉ đơn giản là cả nhà cùng nhau sáng tạo ca khúc.

Theo dữ liệu từ cuộc nghiên cứu hơn 3.000 trẻ em về mối liên hệ giữa việc giáo dục âm nhạc một cách không chính thức tại gia đình khi trẻ còn nhỏ với nhận thức và cảm xúc sau này ở hơn do trường Đại học Queensland thực hiện, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy rằng trẻ từ 2 đến 3 tuổi được tiếp xúc với âm nhạc tại gia đình sẽ có hiểu biết tốt hơn, giỏi toán hơn, khả năng xã hội, sự tập trung và cảm xúc cũng khá hơn rất nhiều khi lên 5 tuổi.

Bằng cách đo lường ảnh hưởng của việc chơi nhạc không theo quy chuẩn và đọc, kết hợp lẫn riêng biệt, các nhà nghiên cứu đã xác định được lợi ích từ những hoạt động âm nhạc, hơn hẳn việc đọc sách và liên quan mạnh mẽ đến những hành vi xã hội tích cực, khả năng chú ý và tuy chỉ là số ít nhưng không kém phần quan trọng đó là kĩ năng làm toán.

Điều quan trọng mà Tiến sĩ Viney nhắc đến đó chính là sự tham gia của ba mẹ trong quá trình trẻ tự sáng tạo âm nhạc của riêng mình. Đó là những hoạt động âm nhạc đơn giản, vui vẻ cùng con ngay tại nhà, không cần phải là những lớp học nhạc với các chuyên gia tài giỏi. Ông khuyên rằng, cha mẹ chính là chất xúc tác để trẻ có thêm niềm yêu thích với âm nhạc, kích thích trẻ sáng tạo cùng âm nhạc. Ông khẳng định: "Hãy khai thác tiềm năng làm nhạc sĩ trong chính mình trước khi tìm đến nhân tố ngoài gia đình".

Một điều không kém phần quan trọng mà Tiến sĩ Viney đề cập đến, chính là việc ba mẹ nên cho con thấy rằng, đây là khoảng thời gian để chơi, chứ không phải là lúc ba mẹ dạy con học nhạc. Đồng thời, ông khuyên rằng với bất kì vật dụng nào trong nhà, ba mẹ cũng có thể dùng để sáng tạo âm nhạc cùng con. Từ giọng nói của ba mẹ - điều quen thuộc với con, đến tủ bếp - nơi được ví như dụng cụ âm nhạc bộ gõ, sau đó có thể tiến đến còi, chuông hay đầu tư cho con hẳn cây đàn nếu ba mẹ có tham vọng hơn.

Vậy là "chiêu trò" để giúp con thông minh hơn đã được vạch ra sẵn, giờ là lúc ba mẹ ra tay giúp con đấy.